Mẹo luyện kỹ năng viết học thuật

1. Lộ trình học chinh phục kỹ năng Viết theo phong cách học thuật được chia nhỏ theo mục tiêu

Kỹ năng viết học thuật (Academic Writing) là một kỹ năng khó và cần thời gian để trau dồi và phát triển. Do đó với mỗi bài học, bạn cần dành thời gian để nghiên cứu và thực hành.

  • Với 30 bài học đầu tiên (cơ bản), mỗi ngày bạn hoàn thành 1 bài học.
  • Một tháng bạn hoàn thành 30 bài học đầu tiên.
  • Với 60 bài học tiếp theo (kỹ thuật viết), hãy dành hai ngày để hoàn thành 1 bài học.
  • Bạn cần 4 tháng để hoàn thành 60 bài học tiếp theo.
  • Trong vòng 5 tháng, bạn sẽ chinh phục được kỹ năng Viết theo phong cách học thuật.

VOCA Writing

2. Cần lưu ý gì khi học lộ trình Viết học thuật

Khóa học viết học thuật giúp bạn xây dựng từ nền tảng cụm từ, câu đến kỹ thuật viết đoạn văn và bài luận đa dạng các chủ đề theo phong cách học thuật. Hãy tham khảo những quy tắc sau để quá trình học được hiệu quả.

  • Có nền tảng về ngữ pháp

Dù khóa học đầu tiên có giúp bạn ôn lại sơ lược kiến thức về cụm và mẫu câu, bạn vẫn cần trang bị một yếu tố nền tảng về ngữ pháp tối thiểu B1-B2 trước khi bước vào học viết để quá trình học không bị gián đoạn và gặp khó khăn. 

  • Đọc cẩn thận phần lý thuyết

Hãy đọc thật chậm và kiên nhẫn với phần lý thuyết và xác định đọc để hiểu, không phải để học thuộc! Hãy cố gắng vận dụng kiến thức ngữ pháp và các ví dụ minh họa để hiểu rõ nội dung lý thuyết đang truyền tải.

  • Đọc cẩn thận phần giải thích

Các bài tập thực hành không nhằm mục đích đánh đố mà đang giúp bạn hiểu rõ hơn nội dung phần lý thuyết với những ví dụ và trường hợp cụ thể. Do đó, phần giải thích cũng chính là một phần bài giảng giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề đang học. Hãy đọc thật cẩn thận và liên hệ với lý thuyết đã học. Đồng thời bạn có thể xem lại với tính năng Xem lý thuyết kèm theo.

  • Thực hành ít nhất hai lần

Các dạng bài tập trong phần Thực hành luôn có ít nhất hai biến thể từ dễ đến khó. Do đó hãy lặp lại phần Thực hành ít nhất hai lần để được tiếp xúc với đa dạng các thể loại bài tập, nâng cấp kỹ năng cũng như đảm bảo bạn đã thực sự hiểu nội dung bài học.

Với những bài luyện kỹ thuật viết đoạn văn hoặc bài luận, trong quá trình giải quyết yêu cầu đề bài, hãy dành thời gian ngừng lại đọc và nhận xét được cái hay cũng như vấn đề trong mỗi bài văn mẫu bạn được cung cấp. Qua đó bạn sẽ cải thiện được kỹ năng Đọc - hiểu và nâng cao vốn văn chương để áp dụng khi viết.

  • Vận dụng ở phần kiểm tra

Cố gắng vượt qua phần kiểm tra với kết quả trên 80%. Nội dung kiểm tra khác biệt và là kết quả của quá trình vận dụng, nên kết quả bạn được sẽ xác nhận rằng bạn đã nắm vững kiến thức được học hay chưa. 

Bài kiểm tra sẽ mô tả lại quá trình viết một thể loại văn bản tương ứng trên thực thế. Do đó, bạn hãy hình dung để hiểu được quy trình viết trên thực tế sẽ như thế nào. Đồng thời xem văn bản hoàn chỉnh bạn thực hiện được ở phần kết quả để nghiệm thu quá trình viết.

  • Áp dụng vào thực tế và tập viết

Sau khi học, hãy áp dụng những kiến thức được học để xử lý các bài đọc và bài viết trên thực tế. Bạn có thể tập viết những chuỗi câu ngắn, hoặc đọc một bài viết để sửa lỗi và nhận ra những kỹ thuật viết mình đã học được sử dụng trong bài.

Với những bài luyện kỹ thuật viết đoạn văn hoặc bài luận, hãy sử dụng chủ đề trong bài hoặc chọn cho mình một chủ đề tương ứng và viết một văn bản hoàn chỉnh của riêng mình. Tất nhiên bạn sẽ mắc những lỗi sau, nhưng việc tập viết nhất định sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng hơn sau mỗi lần nhìn lại. 

3. Kỷ luật với bản thân trong việc học

Bạn hãy cố gắng đặt ra mục tiêu:

  • Vượt qua bài Kiểm tra với tối thiểu 90% và phấn đấu đạt 100% để nhận được ME từ VOCA.
  • Kiên nhẫn với việc học; cố gắng xây dựng thói quen viết.
  • Tự kiểm điểm ràng buộc mình, tự khắc khe với bản thân, đừng dễ dãi!

Các bài viết cùng chuyên mục